Mô tả chi tiết Độ kiềm của nước

Độ kiềm (AT) dùng để xác định khả năng trung hòa axit đến điểm tương đương của cacbonat hoặc bicarbonate của một dung dịch bất kì. Giá trị của độ kiềm chính bằng tổng lượng các bazơ có trong dung dịch. Ở trong tự nhiên, độ kiềm carbonate thường chiếm phần lớn tổng độ kiềm vì sự phổ biến của đá cacbonat cũng như khí cacbon điôxit trong không khí. Các thành phần tự nhiên khác cũng được đề cập đến khi tính toán độ kiềm bao gồm borat, hydroxit, phốt phát, silicat, amoniac hòa tan, các bazơ liên hợp của một số axit hữu cơsunfat. Các dung dịch được điều chế trong phòng thí nghiệm có thể chứa một số lượng gần như vô hạn các bazơ mà đặc trưng cho độ kiềm. Độ kiềm thường được tính theo đơn vị mEq/L (mili đương lượng trên lít). Thường khi dùng cho mục đích thương mai, ví dụ khi xác định độ kiềm của nước trong một bể bơi, người ta dùng đơn vị một phần triệu canxi cacbonat tương đương (ppm CaCO3) để ghi chú độ kiềm.

Độ kiềm đôi khi được sử dụng không chính xác để thay thế cho tính kiềm. Ví dụ, việc bổ sung CO2 làm giảm pH của dung dịch. Sự gia tăng này làm giảm tính kiềm; tuy nhiên, độ kiềm vẫn không thay đổi (xem ví dụ bên dưới). Để đo độ kiềm tổng, dung dịch 10N H2SO4 thường được sử dụng bởi các nhà thủy văn học cùng với chỉ thị phenolphthalein.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Độ kiềm của nước http://www.advancedaquarist.com/2002/2/chemistry //edwardbetts.com/find_link?q=%C4%90%E1%BB%99_ki%E... http://iridl.ldeo.columbia.edu/SOURCES/.GEOSECS/ http://www.soest.hawaii.edu/oceanography/faculty/z... http://www.obs-vlfr.fr/~gattuso/seacarb.php http://water.epa.gov/type/rsl/monitoring/vms510.cf... http://www.pmel.noaa.gov/co2/story/CARINA http://cdiac.ornl.gov/oceans/co2rprt.html http://cdiac.esd.ornl.gov/oceans/handbook.html //dx.doi.org/10.1016%2F0304-4203(92)90047-E